Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Chăm sóc trẻ khi trời bắt đầu lạnh

Thời tiết giao mùa, bé dễ bị ốm hoặc mắc một số bệnh, việc chăm sóc trẻ sao cho hợp lý là điều được các bậc phụ huynh quan tâm.
Nhỏ nước muối sinh lý
Thời tiết thay đổi dễ khiến mũi của trẻ bị khô, ngạt hoặc chảy mũi nước. Nước muối sinh lý chính là phương thuốc hữu hiệu cần có lúc này. Chỉ cần vài giọt nước muối ấm sẽ giúp con dễ thở hơn, làm sạch chất nhầy, ngăn ngừa dịch mũi chảy xuống cổ họng gây viêm họng và ho. Mẹ có thể ngâm ấm nước và chườm tay trước khi nhỏ cho con.
Mặc ấm phù hợp cho trẻ
Nhiệt độ có thể chuyển đổi từ lạnh sáng sang nóng trưa rồi trở lạnh khi về chiều, hay từ nắng đến mưa chỉ trong một ngày. Vì vậy, các mẹ cần thay quần áo phù hợp cho trẻ. Bởi nếu mặc ấm quá thì trẻ sẽ ra mồ hôi nhiều, còn mặc phong phanh trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sốt…
Nếu bé đang ở độ tuổi đến trường, trong balo đi học của trẻ cần có quần áo cả 3 mùa: Áo khoác khi ra đường, bộ thu đông dài tay khi trời trở gió và bộ ngắn tay nếu trời nắng nóng.
Bạn cũng cần chú ý cả quần áo khi đi ngủ cho trẻ. Tùy thời tiết và nhiệt độ mà mẹ thay đổi cho con nhưng, tốt nhất mẹ nên mặc đồ cotton thoáng mát, dễ thấm mồ hôi và không để hở cổ và bụng.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Đeo khẩu trang cho bé không chỉ giúp cản bụi mà còn ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Mẹ nên tập thói quen đeo khẩu trang từ nhỏ cho bé, điều này rất có lợi cho sức khỏe trẻ, đặc biệt là với thời tiết giao mùa.
Tắm cho trẻ đúng cách
Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ lúc trời trở lạnh là tắm từ dưới lên trên. Bạn rửa chân cho trẻ đầu tiên, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh sau khi tắm để tránh trẻ bị lạnh khi đang ướt.
Ngoài ra có một bí quyết là bố mẹ nên tắm trước rồi mới đến trẻ vì khi bạn tắm sẽ làm hơi nước ấm vẫn còn đọng lại trong phòng, làm cho không khí phòng tắm ấm lên. Bạn cũng có thể cho một ít dầu tràm vào nước để trẻ tắm ấm hơn.
Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.
Bổ sung dinh dưỡng cho bé
Để tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ cần xây dựng thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu calci, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua, tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen…
Một số loại thực phẩm được khuyến nghị nên cho trẻ ăn vào mùa đông đó là súp lơ, củ cải, cà rốt, gia vị hành tỏi… Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có tính hàn như hải sản, rau đay, thực phẩm lạnh,…
Vệ sinh tay chân sạch sẽ
Không phải cứ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì mới có khả năng mắc bệnh, vi khuẩn tồn tại ngay ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại… Vì vậy, cha mẹ cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, nhất là sau khi đi học, đi chơi về. Bạn cần hướng dẫn bé cách rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ và luyện cho bé không mút tay, không cho đồ chơi vào miệng.


Chứng “ nứt cổ gà” khi cho con bú

'Nứt cổ gà' là hiện tượng thường gặp ở bà mẹ đang cho con bú.
Biểu hiện là có vết nứt xuất hiện ở chân núm vú, đỏ tấy, có cảm giác đau rát khiến việc cho con bú trở nên khó khăn. Nếu không xử trí kịp thời sẽ dẫn đến bội nhiễm, gây đau đớn cho bà mẹ và và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây 'nứt cổ gà' chủ yếu là do bà mẹ cho bé bú không đúng cách: Bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú, mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây vết nứt chân vú. Mới đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nếu bà mẹ không vệ sinh đúng cách và điều trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho bé, thậm chí vết nứt có thể bị nhiễm khuẩn và mưng mủ.
Cách xử trí
Nếu đang cho con bú, bà mẹ cảm thấy đau rát, núm vú bị tấy đỏ, kiểm tra nếu thấy núm vú đã bị nứt, trước tiên cần ngừng cho trẻ bú, rửa sạch chỗ đau bằng nước muối loãng (nước ấm càng tốt) hoặc nước muối sinh lý, lau khô bằng khăn mềm sạch. Sau đó bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử trí thích hợp để hạn chế vết nứt ngày càng đứt rộng và phòng tránh bội nhiễm.
Để tiếp tục duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, bạn hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ. Chỉ đến khi thực sự khỏi (vết nứt đã kín miệng, không tấy đỏ) bạn mới nên cho bé bú lại và chú ý cho bú đúng cách.
Phòng 'nứt cổ gà' như thế nào?
Chăm sóc vú và cho con bú đúng cách là biện pháp phòng tránh tốt nhất. Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn chỉ cần nhớ tráng nước sạch sau mỗi lần tắm là đủ. Tránh để da bị khô, bị nẻ, chú ý không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch tiệt khuẩn trên vùng vú, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú. Cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương vú do cọ xát.
Trước và sau mỗi lần cho con bú, cần sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu vú và xung quanh bầu vú thật sạch sẽ, khô thoáng. Cho trẻ bú đều hai bên vú. Nếu em bé ngậm đầu vú đúng cách thì sẽ bú được nhiều sữa và không làm đau núm vú của mẹ. Miệng của bé phải mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu vú. Không nên cho bé vừa ngủ vừa ngậm vú. Khi trẻ vừa bú vừa ngủ thường nhay, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu vú.

Nếu vú có biểu hiện sưng đau, nhức bầu vú, nứt núm vú,…  bà mẹ cần tạm thời ngừng cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Chăm sóc mẹ và bé khi bị cảm

Khi mẹ bị cảm (Ho – Sổ mũi – Đau họng) và đang cho con bú cần làm ngay các cách sau:
UỐNG NƯỚC MẬT ONG PHA CHANH:
Mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh như sau: 1ly nước ấm cho vào 3 thìa cafê mật ong với 1 thìa cafê chanh (2 thìa càng tốt). Uống liên tục 1 tuần.
ĂN CHÁO GIẢI CẢM (CHÁO HÀNH LÁ – TÍA TÔ)
Cháo hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng xắt sợi nhuyễn, tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm rất hay quen thuộc cho người lớn ở miền bắc (các mẹ miền nam áp dụng đi hiệu quả cực kỳ, dễ kg khó ăn đâu). Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp. Nên cho thêm thịt băm và cả trứng gà đánh tan cho vào ăn luôn thành 1 nữa cho đủ chất. Ai không ăn tía tô được thì cho thật nhiều gừng, và hành lá vào.
UỐNG LÁ HÚNG CHANH
Lá Húng chanh (còn gọi là TẦN DÀY LÁ hay lá tần có lông), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng. Nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt)
- Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.
- Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.
KHÒ HỌNG BẰNG NƯỚC MUỐI
– Khò họng ngày 3-4 lần bằng nước muối, mặn chừng nào tốt chừng đó, cho diệt khuẩn, nhất là mẹ nào đau rát họng, viêm họng. Liên tục tới khi hết cảm.
XÔNG HƠI GIẢI CẢM (XÔNG HƠI TOÀN THÂN)
Lấy 1 cái nồi thật to và 1 chiếc chăn mỏng.
Dùng 1 phần lá xông giải cảm, mua thêm 3-4 ngàn xã cây, đập dặp cho vào nồi to cùng bó lá xông, cho nước 2/3 nồi, nấu sôi, trùm chăn lại rồi mở nắp nồi ra, ghé mặt cách nồi khoảng 30 cm, hai tay giơ ngang lên gần mặt, áp 2 đầu gối vào sát 2 tay (như cách xông hơ sau khi sinh).
Để trị cảm cho bé
Nếu 2 mẹ con cùng bệnh là cúm do virus, mới lây nhau, còm cảm thông thường không có lây lan)
Khi con đã bị cảm 4-5 ngày, bệnh có dấu hiệu nặng hơn, ho, sỗ mũi, nóng sốt nhiều hơn, mẹ cần cho con đi khám bệnh
Tuy nhiên, dù đã cho con đi bác sỹ, con uống thuốc gì, thì khi con cảm, ho, sổ mũi, mẹ cũng cần làm những việc sau để giúp con mau hết hơn, ngăn ngừa bệnh kéo dài GÂY RA viêm phế quản, viêm phổi, …
NHỎ MŨI CHO CON BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ
Nhỏ ngày 3-4 lần, chưa sổ mũi cũng nhỏ để ngừa. Sổ mũi rồi nhỏ ngày 6-7 lần.
TẮM NƯỚC GỪNG
Lấy 1 củ gừng rửa sạch, giã nát, cho vào nồi đun sôi lên rồi pha vào nước tắm của bé, cho con ngâm 1 lúc trong chậu tắm sâu lòng đến tận ngực mới có hiệu quả. Dù con uống thuốc gì, khi con cảm, ho, sổ mũi, mẹ cũng cần cho con tắm nước gừng. Bé nào khò khè nhiều sau 1 tuần là con hết hẳn khò khè.


Chăm sóc khi bé mọc răng

Trẻ nhỏ có khả năng chịu đau rất kém, nhất là khi trẻ mọc răng. Bậc cha mẹ nào mà chẳng xót khi thấy con khóc vì đau, lợi sưng chảy máu, chảy nhiều nước dãi. Hãy tham khảo một số mẹo hay giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng dưới đây để giảm bớt đau đớn cho trẻ nhà bạn nhé.
Xát nướu răng:
Khi mọc răng trẻ sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên cho tay vào mồm để gặm, hoặc nếu không thể tự mình làm giảm đi sự ngứa ngáy này thì trẻ sẽ khóc rất to. Có một cách để trẻ đỡ khó chịu khi mọc răng cực hiệu quả trong trường hợp này là bố mẹ hãy dùng ngón tay đã rửa sạch sẽ rồi nhẹ nhàng chà xát lên nướu trẻ trong vài phút khi trẻ bị ngứa răng thì sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Dùng khăn lạnh:
Khi mọc răng, trẻ rất thích thú gặm nhấm các đồ lạnh, hãy để một chiếc khăn đã giặt sạch sẽ trong tủ lạnh khoảng 30’ sau đó cho bé gặm thì sẽ rất an toàn. Khăn mềm sẽ không gây tổn thương lên nướu của bé. Bé sẽ tha hồ nhai cho bớt ngứa và hơn nữa khăn sẽ thấm được nước dãi của bé chảy ra.
Đồ chơi dành cho trẻ mọc răng:
Có rất nhiều đồ chơi làm bằng cao su và nhựa dẻo dùng khi trẻ mọc răng với đủ hình dạng và kích thước. Với độ đàn hồi cao nên dù có bị bé nhai, cắn suốt ngày cũng không bị hỏng, có thể cho vào tủ lạnh nhưng không phải là ngăn đá để tăng thêm hiệu quả và sự thích thú cho trẻ. Đây là một trongnhững mẹo hay giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng mà bố mẹ nên áp dụng.
Dùng bánh quy:
Bạn có thể cho trẻ gặm bánh quy khi trẻ có thể nhai và ăn được nếu bé không thích hoặc bạn không muốn sử dụng các phương pháp khác. Hãy muôn các loại bánh ngon, chất lượng, nếu do bàn tay khéo léo của mẹ làm ra thì càng tốt. Trẻ nhỏ đường ruột còn yếu nên phải hết sức cẩn thận đối với mọi loại đồ ăn. Tuy nhiên, đối với mẹo đơn giản giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng này không nên áp dụng thường xuyên bởi có thể khiến trẻ bị sâu răng và hỏng men răng.
Dùng đồ chơi mọc răng:
Nhiều đồ chơi hiện nay trên thị trường có chứa chất Benzocain có chức năng làm tê nướu răng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng sử dụng loại đồ chơi này có thể gây dị ứng, gây tê mặt sau và giảm phản xạ cổ họng của trẻ. Nên hạn chế sử dụng loại đồ chơi này. Hãy sử dụng các loại được bác sỹ khuyên dùng thôi nhé!
Sử dụng thuốc giảm đau:

Hãy hỏi bác sỹ về liều lượng trước khi sử dụng. Nhiều bà mẹ thì nghĩ sử dụng liều lượng ít thôi thì sẽ chẳng sao cả còn hơn phải nhìn trẻ đau đớn khi mọc răng. Các loại thuốc giảm đau hay được sử dụng cho trẻ sơ sinh như: Tylenol hoặc Motrin. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì sử dụng bất kỳ một loại thuốc gì nếu không cẩn thận cũng gây nguy hiểm cho trẻ. Tốt nhất vẫn là lời khuyên từ bác sỹ.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Tăng sức đề kháng cho bé

Để tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ, bên cạnh việc chăm sóc trẻ đầy đủ bằng các chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ, bú mẹ…v..v Phụ huynh cũng nên tập cho trẻ những thói quen vật lý khác như các thói quen tốt, ngủ đủ giấc hay giữ vệ sinh các nhân sạch sẽ.
Sữa mẹ
Khi bé mới ra đời, người mẹ nên cho bé bú ngay vì những giọt sữa đầu tiên hay còn gọi là sữa non có nhiều chất giúp nâng cao hệ miễn dịch cho bé. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sẽ tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ sau này.
Tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ từ trước khi được sinh ra
Đối với các mẹ đang mang bầu. Việc vuốt ve bụng, thậm trí trò chuyện sẽ giúp kích thích phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bé sinh trưởng nhanh và cảm nhận tốt thế giới bên ngoài. Không những vậy, sự vuốt ve còn cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch. Trẻ được sinh ra sẽ hấp thụ tốt, bớt quấy khóc.
Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ
Không cần phải liệt kê xem có bao nhiêu lý do cần phải tiêm chung cho trẻ. Có rất nhiều bệnh nguy hiểm mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng có thể mắc phải như: viêm gan siêu vi, bạch cầu, uốn ván, ho gà ..v.v
Dinh dưỡng tốt giúp tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ
Nếu không chú ý giữ cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng của bé sẽ bị yếu đi khi thay đổi thức ăn. Các mẹ nên chú ý tăng cường các dưỡng chất như vitamin A, sắt, iốt, kẽm, canxi..tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ nhỏ
Uống nhiều nước tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ
Uống nhiều nước là một cách đào thải các chất cạn bã ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi và nước tiểu. Ngoài ra uống còn có tác dụng rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ
Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh
Làm như vậy sẽ tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ một cách tự nhiên nhất. Đôi khi cha mẹ luôn bao bọc con một cách thái quá, một chút vi khuẩn có trong không khí hoặc thức ăn sẽ là một cách tập luyện cho hệ miễn dịch của trẻ.
Nghe có vẻ rất khó chấp nhận, tuy nhiên phụ huynh khi đọc đến đây có thể hình dung đến một chiếc máy bay “một chiếc máy bay có tuổi thọ lâu nhất là chiếc máy bay được đưa vào sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên chứ không phải chiếc máy bay được để im một chỗ”.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Rèn cho bé thói quen này từ nhỏ, bé sẽ duy trì nó cho đến khi trưởng thành. Vệ sinh bàn tay và cơ thể sau khi trẻ tiếp xúc với vi khuẩn.
Không nên tùy tiện uống kháng sinh
Trong cơ thể mỗi con người đều có một bản năng bảo vệ sức khỏe được gọi hệ miễn dịch. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều đến mức “nhờn thuốc” thì điều này sẽ làm hao mòn đi khả năng tự miễn dịch ở trẻ. Nên cân nhắc và cần có chỉ định của bác sỹ mỗi lần dùng kháng sinh
Hệ miễn dịch là món quá vô giá mà tạo hóa đã tạo ra cho con người. Để tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ có rất nhiều phương pháp khác nhau ngoài thay đổi chế độ dinh dưỡng. Không bao bọc trẻ thái quá, để trẻ vận động tự nhiên và rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt là cách tăng sức đề kháng tốt nhất cho trẻ nhỏ.
Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày vào buổi tối
Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày là một cách hữu hiệu để tăng sức đề kháng cho trẻ. Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe nhờ làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ đã ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% những đứa trẻ không được ăn sữa chua.
Không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, những vi khuẩn “tích cực” trong sữa chua còn có khả năng giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, đầy hơi, táo bón. Nguồn canxi trong sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế hiện tượng ợ chua. Sữa chua kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacte Pylory - thủ phạm gây viêm loét dạ dày.
Tránh khói thuốc lá
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động nguy hiểm từ việc hít phải khói thuốc lá từ người lớn. Trong khi đó, hệ thống lọc các chất độc tự nhiên trong cơ thể của trẻ em vẫn chưa hoàn thành. Hít khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh, viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn. Khói thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hệ thống thần kinh của trẻ em. Để bảo vệ và tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá.
Đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc
Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng việc thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật do sự suy giảm khả năng của hệ miễn dịch để bảo vệ mình trước sự tấn công của vi khuẩn và các tế bào ung thư.
Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ mất ngủ vì tất cả các hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Trẻ em cần phải ngủ bao lâu trong một ngày? Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần khoảng 12 đến 13 giờ. Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi cần khoảng 10 giờ. Nếu trẻ em không ngủ vào ban ngày hoặc một giấc ngủ ngắn, mẹ nên có chúng đi ngủ sớm vào buổi tối.
Cho trẻ tập thể dục thường xuyên

Đây là cách tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Việc tập thể dục làm tăng số lượng tế bào giết tự nhiên (một thành phần chính của hệ thống miễn dịch, trong đó có chức năng để tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể) ở người lớn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự như trẻ em. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng thực hành các thói quen tập thể dục cho trẻ.

Cách trị ho hiệu quả cho trẻ

Trong tự nhiên có nhiều bài thuốc trị ho ở trẻ em rất hiệu quả và dân gian đã đúc kết lại. Các mẹ cần thay đổi thói quen cứ hễ trẻ ho là nghĩ đến kháng sinh bởi thuốc kháng sinh gây ra những tác dụng phụ xấu và đặc biệt không tốt cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Bài thuốc trị ho ở trẻ em hữu ích.

Mỗi buổi sáng sau khi vệ sinh cá nhân xong, mẹ cho bé uống 1 thìa café mật ong, mỗi ngày một lần bé sẽ rất nhanh chóng hết ho. Cách này chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì có thể bị dị ứng.

Thuốc trị ho từ hỗn hợp: Củ cái trắng + gừng xay nhuyễn + nước lọc + mật ong đem hấp cách thủy từ 10 – 15 phút. Mẹ cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa café 3. Thuốc trị ho cho bé từ nghệ tươi: Giã nhỏ cụ nghệ tươi, thêm nước lọc và 5g đường phèn. Cho vào bát và đem hấp cách thủy 10 phút. Cho bé uống ½ thìa café, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi ho.

Chế biến lá hẹ thành thuốc trị ho như thế nào: Mẹ đem xay nhuyễn 10 – 15 lá hẹ ( đã được rửa sạch ) thêm một ít đường phèn và hấp cách thủy khoảng 15 phút. Mỗi lần cho bé uống 2 thìa café, ngày uống 3 lần.

Thuốc trị ho cho trẻ bằng hỗn hợp: 15g hoa đu đủ đực + 15g lá tía to + đường phèn vừa đủ. Thêm một chút nước lọc để đem hấp cách thủy 10 – 15 phút. Mỗi lần cho bé uống ½ thìa café, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi.

Thuốc trị ho ở trẻ em từ hạt chanh: Hạt chanh xay nhuyễn hòa cùng mật ong và nước lọc đem hấp cùng với nồi cơm. Mỗi lần mẹ cho bé uống 2 – 3 thìa café, ngày uống 3 lần.

Giã nát 2 tép tỏi, trộn với 2 thìa mật ong. Sau đó đem hấp cách thủy. Không cần hấp đến chín tỏi, chỉ cần nếm thấy vị hắc mùi tỏi là được. Trước khi uống, mẹ nên cho bé uống nước lọc trước rồi mỗi lần uống ½ thìa café. Ngày uống 1 -2 lần

Nguyên liệu: 15 – 16 lá húng chanh với 4 – 5 quả quất xanh. Sau khi rửa sạch thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đưa hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào bát rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ. Hấp cách thủy trong 20 phút. Bé uống 1 – 2 lần/ngày cho đến khi hết ho

Rửa sạch cánh hoa hồng bạch rồi trộn với đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.


Nguyên liệu: Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g. Dùng bát sứ có một chút nước, đun cách thủy để lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày cho bé uống ½ thìa café cho đến khi khỏi

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Khử thuốc trên rau quả

Nếu lo lắng cho sức khỏe của bạn và cả gia đình bạn, hãy áp dụng các cách khử thuốc trừ sâu trong rau quả dưới đây.
Luôn rửa rau quả trước khi ăn. Đây là quy tắc vàng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vô cùng cần thiết để rửa sạch lớp bụi bẩn hoặc hóa chất dư thừa phủ ngoài rau quả. Hãy chắc chắn bạn chà xát vỏ trái cây và hoa quả bằng tay để loại bỏ tất cả cặn bã và vi khuẩn.
Phơi nắng rau củ. Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau củ bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ sẽ giảm được khoảng 60%.
Mua những sản phẩm rau củ hữu cơ. Rất dễ dàng để chọn lựa những cửa hàng hữu cơ trong siêu thị và các cửa hàng rau trên toàn quốc. Dù là các sản phẩm này có đắt hơn một chút so với thị trường nhưng nó lại ít nguy cơ cho sức khỏe của bạn hơn. Tuy nhiên, ngay cả những sản phẩm hữu cơ thì bạn cũng nên rửa thật sạch trước khi chế biến.
Lau khô trước khi tiêu thụ. Chỉ rửa thôi là không đủ nếu bạn muốn giảm thuốc trừ sâu. Dùng khăn giấy một lần sẽ loại bỏ được dư lượng thuốc trừ sâu còn lại bám mặt ngoài thực phẩm.
Không được rửa trái cây và rau bằng xà phòng hay nước ngâm rửa, thậm chí là nước súc miệng. Điều này sẽ chỉ gây hại hơn cho thực phẩm vì nó có thể xâm nhập qua lớp vỏ trái cây và rau nhiều hơn. Để đảm bảo vệ sinh bạn cài đặt bộ phận lọc nước để lọc hết các chất clo và hợp chất có hại khác từ nước máy.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên gọt bỏ lớp vỏ trái cây hoặc vất lớp lá ngoài cùng. Nghe có vẻ lãng phí nhưng làm như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe hơn vì bạn chẳng biết chắc loại nào có thuốc trừ sâu hay không.
Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần…sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%., sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.