Trong cuộc sống bạn không thể tránh
khỏi những vết thương hay trầy xước trên cơ thể, những vết thương này bạn không
nên xem nhẹ, bởi nó có thể nhiễm trùng, và gây nguy hiểm cho bạn, như nhiễm
trùng uốn ván, hoại tử,…những vết thương ở bàn tay thường gây tổn thương thần
kinh, tổn thương mạch máu, tổn thương bề mặt da tay, thiếu thẩm mỹ,… Nên chúng
ta cần chú ý và có những hiểu biết cách chữa trị đúng cách, chúng ta cùng tìm
hiểu kỹ hơn về vấn đề này:
Ngón cái là một trong những bộ phận
quan trọng nhất của cơ thể người và đem đến cho chúng ta lợi thế tiến hóa khác
biệt so với hầu hết loài động vật có vú khác. Ngón tay cái có cấu trúc độc nhất
vô nhị, bao gồm 9 cơ hỗ trợ chuyển động.
Cần làm gì khi bị
thương
Sau khi bị thương, sau khi cầm máu,
điều đầu tiên là bạn phải vệ sinh vết thương để lấy đi những bụi bẩn và hạn chế
một cách tối đa sự nhiễm khuẩn trên vết thương. Sau đó băng vết thương lại bằng
băng gạc sạch hoặc dùng Băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học Polyesteramide
để bao phủ bảo vệ vết thương ngăn nhiễm khuẩn.
Khi vết thương có mủ đi kèm với rửa
vết thương nên loại bỏ phần mủ sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Lúc vết
thương đóng vảy tuyệt đối không bóc vảy vết thương dẫn đến chảy máu và để lại sẹo.
Nacurgo là giải pháp toàn diện vừa giúp vết thương nhanh khô se bề mặt và nhanh
lành.
- Mở vòi nước sinh hoạt ở nhà cho chảy liên tục lên
vết thương vừa giúp giảm đau và dòng chảy nước sẽ làm trôi đất cát dơ. Có thể
làm sạch tạm thời vết thương dưới dòng nước chảy bằng xà phòng tắm.
- Rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc kết
hợp với Povidine pha loãng.
- Đắp gạc Urgotul, hoặc bôi kem Silvirin, hoặc bôi dầu
mù u, hoặc kem có kháng sinh (Fucidine, Tetra...).
- Sau đó đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng
keo (không băng quấn vết thương quá kỹ). Mục đích là tạo một lớp ẩm trên bề mặt
vết xây xát da, giúp không đau, vết thương mềm mại không đóng mày khô, mau
lành, hạn chế sẹo xấu.
Nếu vết thương có rỉ dịch nên thay
băng cho vết thương hàng ngày, và khi thay băng chỉ lau vết thương với nước muối
sinh lý, làm khô vết thương bằng khăn sạch. Tuyệt đối không dùng oxi già hay
dung dịch thuốc tím nó sẽ gây tổn thương những tế bào lành, làm vết thương lâu
lành và để lại sẹo.
Một số chia sẻ
thêm
Muốn vết thương không để lại sẹo,
hãy uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một viên sinh tố E loại 400 IU. Khi vết thương
bắt đầu liền da, dùng kim chích một viên sinh tố E ra, lấy dầu bôi lên vết
thương mỗi ngày 2 lần.
Các bạn không nên xem thường những
vết thương, hoặc những cơn đâu trong cơ thể, nếu nhẹ các bạn có thể sơ cứu tại
nhà, nhưng nặng chúng tôi khuyên bạn nên đến bác sĩ, để khám và có những thuốc
và cách sát trùng tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét