Rau ngổ được sử dụng nhiều trong các món ăn của người sài thành,
trong các món canh chua, phở, các món xào, chiên, hấp,… tạo độ thơm ngon hấp
dẫn cho các món ăn. Mà giờ đây nó còn được pháp hiện với công dụng chữa bệnh
hiệu quả
Cây rau ngổ còn có tên là ngò om, ngổ hương, ngổ
thơm, ngổ điếc... Đây là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có
nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, rau ngổ có vị
cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc,
tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột.
Rau ngổ có tác dụng sát trùng,
thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa
cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và
tiểu són. rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng kháng
viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng
lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt. Ngoài ra, rau ngổ được dùng để
trị chứng tiểu ra máu, băng huyết, bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban, trị rắn cắn…
Cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về công dụng
của cây rau ngổ:
Để trị rắn cắn
Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, lấy nước bôi và
rửa vết thương, sau đó dùng bã đắp vào chỗ rắn cắn.
Điều trị gan
Những người bị
phì thủng, xơ gan cổ trướng, vàng người vàng mắt, xa xâm sám đều điều trị
thuyên giảm sau khi uống nước nấu của cây rau ngổ
Trị đái ra máu: rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.
Trị đái ra máu: rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.
Trị ban đỏ: rau
ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc
uống trong ngày
Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: lấy
rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên
với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày
Chữa sỏi thận
Rau ngổ tươi, râu ngô phơi khô, bông mã đề, hoặc có
thể cho thêm cây cối xay. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi để nấu nước uống hàng
ngày. Bài thuốc trị sỏi thận bằng rau ngổ, râu ngô, bông mã đề có tác dụng giãn
co thắt cơ trơn, tăng lọc ở cầu thận, giảm dần các cơn đau do sỏi, tăng lượng
nước tiểu để đẩy sỏi thận ra ngoài.
Rau ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên thân cây có nhiều lông tơ, khó rửa sạch vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc cần phải rửa thật sạch, ngâm với nước muối, nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ. khuyên phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.
Rau ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên thân cây có nhiều lông tơ, khó rửa sạch vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc cần phải rửa thật sạch, ngâm với nước muối, nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ. khuyên phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét