Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Lá dâu chữa một số bệnh



Lá dâu hay còn gọi tang diệp có tên khoa học là Folium Mori. Theo Đông y, lá dâu không mùi, vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế. Trong Đông y, lá dâu có một phạm vi ứng dụng lâm sàng rộng rãi.
Một số thực nghiệm lâm sàng cho thấy ăn lá dâu hằng ngày (canh lá dâu, canh hến lá dâu hoặc xào với trứng) hoặc nước hãm lá dâu có khả năng ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết, làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở nhóm người tăng huyết áp và biến chứng ở người tiểu đường.
Một số bài thuốc thường dùng từ lá dâu:
Bài 1: Lá dâu non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, nghêu, cá diếc hoặc hãm nước uống hằng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết  nhịp tim. Bài thuốc này thích hợp sử dụng cho các bệnh vềphổi, phế quản, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp thể can thận âm hư, cải thiện các triệu trứng hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm…
Bài 2: Lá dâu và mè đen đồng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), thục địa 1kg, liên nhục 200g, tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong hoàn viên to bằng hạt ngô, ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng – tối. Công dụng: giúp da tươi nhuận, mịn màng. Uống lâu dài giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực. Bài thuốc này thích hợp cho những người sạm da, nám má, cơ thể suy nhược, gân cốt suy yếu, thiếu máu, can thận âm hư, ù tai, tăng tuổi thọ…
Bài 3: Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa…
Bài 4: Búp dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ sưng, bên ngoài lấy giấy thấm nước đắp, khi khô lại thay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau, thác sang sinh cơ. Tác dụng trong viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn nhọt, trị vết thương lâu ngày, mụn nhọt không liền miệng… Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể dùng lá trầu không nấu với nước muối loãng để rửa vết thương, lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, miệng vết thương.
Bài 5: Lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12-20g, sắc với 100ml còn 50ml, ngày uống 2 lần. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, lương huyết, trị thổ huyết, chảy máu cam (nục huyết)…
Bài 6: Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt an thần, thích dụng cho trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm…
Bài 7: Lá dâu 16 – 18g sắc, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, trực tràng… và đẩy lên, lấy băng băng lại, nằm nghỉ. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm săn chắc cơ, thích dụng cho các chứng trĩ, sa trực tràng, sa dạ con…

Một vài cách chữa” Thâm Quầng mắt”



Mắt thâm quầng là tình trạng vùng da dưới mắt sẫm màu xanh đen. Mắt bị thâm quầng như vậy làm cho bạn như già thêm vài tuổi, nhìn thần sắc của bạn có vẻ mệt mỏi, suy nhược.
Có nhiều nguyên nhân làm cho mắt bị thâm quầng là: di truyền, nếu cha mẹ bị thâm quầng mắt thì con cái cũng dễ bị thâm quầng mắt chiếm tỷ lệ khoảng 85%; do ảnh hưởng của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời làm tăng sinh các hắc sắc tố melamin khiến vùng da quanh mắt trở nên sậm màu hơn; do thiếu ngủ; ở phụ nữ, do rối loạn nội tiết khi mang thai; do tuổi tác: tuổi càng cao, vùng da quanh mắt càng có xu hướng bị sẫm màu; do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng… Vì vậy, muốn cải thiện chứng hâm quầng mắt, phải xác định được nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.
Giải pháp cho chứng thâm quầng mắt: Để cải thiện chứng thâm quầng mắt, trước hết, chúng ta cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân như di truyền, tuổi tác, do rối loạn nội tiết khi mang thai là không thể loại bỏ được. Còn các nguyên nhân mắc phải trong cuộc sống thì chúng ta có thể loại bỏ được như sau:
Hạn chế tác động của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời: mọi người nói chung và những người có nguy cơ cao như đã có yếu tố di truyền, phụ nữ có thai, người cao tuổi, khi ra đường cần đội nón mũ rộng vành, đeo kính để hạn chế tối đa sự tiếp xúc của da với ánh nắng.
Chống thiếu ngủ: người lớn cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày, trong đó nên sắp xếp ngủ trưa từ 30 phút đến 1 giờ để cho tinh thần tỉnh táo, mắt đỡ bị mỏi. Không uống nước chè và cà phê đặc, hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào vì các thứ này có tính chất kích thích thần kinh gây mất ngủ. Không suy nghĩ công việc trên giường ngủ. Phòng ngủ cần yên tĩnh, mùa hè mát khoảng 28 – 30 độ, mùa đông kín gió và đủ ấm để đảm bảo cho giấc ngủ ngon.
Chống thiếu chất dinh dưỡng: người chưa bị và người đã bị thâm quầng mắt đều cần phải đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Có 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản mà bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ là: chất đạm, chất béo, chất đường, nhóm vitamin và khoáng chất. Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Nhóm chất béo nên ăn dầu thực vật, chất béo trong cá và thủy hải sản nói chung. Nhóm chất đường gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu. Nhóm vitamin và khoáng chất gồm: rau củ quả các loại. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để ăn uống đảm bảo đủ chất và lượng.
Bạn có thể dùng một số thực phẩm đặc biệt có hiệu quả cải thiện chứng thâm quầng mắt như sau:
Dùng nước chè đặc: nước chè đặc để nguội tẩm vào miếng gạc mềm đắp lên mắt trong 10 phút; hoặc cứ sau 1-2 phút lại thay đổi miếng gạc và thay đổi như vậy 3-4 lần. Sau đó thoa kem dưỡng da dành cho vùng mắt.
Cách khác là trước khi đi ngủ, bạn dùng lá chè tươi vò nát rồi xát nhẹ quanh mắt. Hoặc bạn có thể đắp trực tiếp túi trà túi lọc đã pha lên mắt sau một đêm khó ngủ, sẽ có tác dụng làm dịu, giảm thâm quầng, giảm vết trũng sâu và vẻ mệt mỏi của đôi mắt.
Dùng khoai tây: chọn một củ khoai tây tròn trịa, ít mắt, cắt lấy nửa củ gọt rửa sạch, giã nát rồi cho vào miếng vải mỏng, đắp lên vùng mắt từ 15-20 phút. Rồi rửa nhẹ nhàng và lau khô. Sau đó thoa kem dưỡng da dành riêng cho mắt. Sau một thời gian (tùy người, có thể là một vài tuần đến hàng tháng) sẽ thấy vết thâm quầng dần biến mất và làn da trở nên săn chắc.
Dùng quả táo hay quả hồng: cắt táo hay hồng thành những lát nhỏ và đắp chúng vào chỗ thâm quầng trong vòng 10 phút, ngày đắp 1 – 2 lần liên tục nhiều ngày, quầng thâm mắt sẽ được cải thiện.
Dùng quả bơ: gọt vỏ, bỏ hạt, nghiền thật nhuyễn. Mỗi tối trước khi ngủ, đắp một ít bơ lên chỗ quầng thâm, băng dán lại, sáng ngủ dậy rửa sạch, sau 1 tuần sẽ thấy quầng thâm giảm hẳn.
Mát-xa cho vùng da mắt: Mát-xa giải tỏa sự mệt mỏi: nằm nhắm mắt, thư giãn, dùng ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn vuốt lông mày 15 lần, sau đó vuốt hai mi mắt 30 lần sẽ giúp tăng dinh dưỡng cho mắt và da vùng mắt, giảm mệt mỏi cho mắt rất hiệu quả.
Mỗi ngày bạn có thể mát-xa như vậy nhiều lần. Ban đêm, bạn nên mát-xa 1 lần trước khi ngủ và 1 lần trước lúc thức dậy sẽ thấy tinh thần sảng khoái, mắt linh hoạt hơn nhiều.

Cây nhọ nồi dễ tìm mà chữa bệnh hiệu quả



Cây nhọ nồi một số nơi còn gọi là cây cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên hay hạn liên thảo. Đây là loại cỏ mọc hoang, dễ tìm, khi giã nát ra thì có nước màu đen như mực. Tuy là một loại cỏ hoang dại nhưng cây nhọ nồi lại được sử dụng nhiều trong các bài thuốc. Theo Đông y thì nhọ nồi có vị chua, ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt hay dùng để cầm máu.
Dùng để chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon.
Đông y sử dụng cây nhọ nồi để chế biến thang thuốc giúp cải thiện suy nhược cơ thể, ăn không ngon.Dùng cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g cùng với 50g gừng khô. Các vị này chặt nhỏ, sao sơ qua, sau đó đổ thêm 3 chén nước dừa tươi nấu còn 8 phần là được. Người bệnh nên uống ngày 2 lần sẽ phát huy tác dụng.
Chữa viêm họng
Với các triệu chứng như đau họng, họng sưng tấy, nuốt thì bị đau, người bệnh kiên trì dùng thang thuốc sau từ 3-5 ngày sẽ khỏi. Dùng 20g cỏ nhọ nồi và 20g bồ công anh, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất sắc lấy nước uống. Mỗi ngày người bệnh nên dùng 1 thang.
Chữa sốt cao
Bài thuốc này đã được dân gian dùng rất hiệu quả. Nó là cứu cánh cho những trường hợp bị cảm nhưng khó dùng kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ em. Khi bị sốt cao dùng cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cam thảo đất, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa chảy máu cam
Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu nhanh. Chính vì vậy nó thường được dùng để đắp lên vết thương nhỏ bị chảy máu. Ngoài ra nhọ nồi còn có tác dụng chữa chảy máu cam rất tốt. Dùng cỏ nhọ nồi cùng với hoa hòe sao đen mỗi vị 20g, 16g cam thảo đất sau đó sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa mề đay
Trong uống, ngoài xoa đó là cách sử dụng của bài thuốc này. Dùng nước sắc được để uống còn bã dùng để xoa, đắp lên chỗ sưng. Thang thuốc bao gồm nhọ nồi, là xương sông, lá khế, rau diếp cá, lá dưa chuột, lá nhài giã nát và lá huyệt dụ. Tất cả cho vào nồi sau đó giã nát để lấy nước và bã đề dùng.
Chữa sốt phát ban
Với cách đơn giản là dùng khoảng 60g nhọ nồi sắc uống ngày một thang liên tục từ 2-4 ngày là bạn có thể chữa được bệnh sốt phát ban. Bài thuốc vừa đơn giản lại hiệu quả.
Chữa bạch biến.
Nhọ nồi 30g, đảng sâm 15g, sa uyển tử 15g, xích thược 10g,  hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đan sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g, đương quy 10g, các vị rửa sạch đem sắc uống ngày 1 thang, mỗi đợt uống 15 ngày.
Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Trong trường hợp sốt xuất huyết vừa mới xuất hiện, đang ở thể nhẹ các bạn có thể dùng bài thuốc Đông y từ cây nhọ nồi sau. Cỏ nhọ nồi 20g, lá trắc bá sao đen 12g, hoa hòe sao đen 12g, củ hoặc lá sắn dây 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có nguyên nhân do nghiện rượu và nguyên nhân do béo phì. Với 2 nguyên nhân này thì Đông y có bài thuốc tương ứng đề chữa bệnh viêm nhiễm mớ rất hiệu quả. Mỗi ngày bệnh nhân nên sắc 1 thang để uống.

Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, bồ công anh 15g, chỉ củ tử 15g.

Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g.

Một vài tác dụng chữa bệnh của quả cau



Hoa, quả, thậm chí cả rễ của cây cau đều có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt, từ ho, dạ dày, khó tiêu, chán ăn, hen suyễn đến cả …cường dương.
Đa số chúng ta chỉ biết đến cau như một sản phẩm của đời sống tín ngưỡng và văn hóa, tuy nhiên cau còn là một vị thuốc Đông y với khả năng chữa bệnh hiệu quả không ngờ và hiệu quả.
Hoa cau
Trong Đông Y, hoa cau có vị ngọt, tính mát, bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí.
Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, hoa cau có chứa vitamin A, C và chất xơ, do đó, cơ sở về việc hoa cau trị bệnh càng được chắc chắn.
Bổ tì, trị đầy bụng, khó tiêu: 4 lạng hoa cau cắt thành đoạn nhỏ, nỏ cuống, ngâm với nước muối, vớt ra để ráo. Lấy 2.5 lạng sườn chặt miếng, trần nước sôi, để ráo.
Cho sườn và hoa cau vào nồi cùng 4 bát nước, đun to lửa cho đến khi sôi, vặn lửa nhỏ để chừng 30 phút, nêm muối cho vừa ăn.
Trị ho, đau tức ngực, tê đau khớp: 1 lạng hoa cau, hầm cùng thịt lợn, ăn như thức ăn bình thường.
Chữa chứng hen suyễn kết đờm: Lấy tủa cau rũ ở đầu buồng cau, đốt tồn tính rồi tán nhỏ. Mỗi lần lấy từ 4-8gam trộn với cháo trắng để ăn.
Dùng hạt cau trị giun sán, chướng bụng, tiểu tiện không thông
Trong hạt cau có tanin, alcaloid, hạt cau vị đắng chát, có tác dụng trị sán, lỵ trực khuẩn.
Một liều thuốc trị sán: Dùng 4 – 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán rồi uống.
Trị chứng khó tiêu, chướng bụng, chán ăn: Lấy 10g hạt cau, 10g sơn tra sắc lấy nước uống.
Trị chứng phụ nữ sau đẻ tiểu tiện không thông: Lấy hạt cau già, hạt vông vang, hoạt thạch, hoa đào. Các vị lấy lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 8g hỗn hợp trên, pha với rượu.
 Dùng rễ cau có tác dụng cường dương
Sử dụng rễ trắng của cau, loại rễ non sẽ có tác dụng cường dương sinh tinh. Vị thuốc này tuy quen thuộc nhưng không phổ biến bởi rất ít người biết đến
Bạn phải dùng rễ trắng của cây cau mới có tác dụng. Lấy 40-60g rễ trắng của cây cau, sao vàng rồi sắc uống.