Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng tỏi.


Tỏi được coi là một loại gia vị thường được biết đến với công dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Song, ăn tỏi cũng như những thực phẩm khác có thể mang tới những rủi ro cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.
Nguy cơ ngộ độc: Đây có lẽ là nguy cơ nghiêm trọng nhất có thể gặp khi ăn uống tỏi. Khi bị ngộ độc tỏi, ngoài dẫn tới những khó chịu trong dạ dày, chúng còn có thể dẫn đến tử vong. Theo đó, những nguy cơ ngộ độc tỏi thường xuất hiện khi tỏi ngâm dầu để ở nhiệt độ phòng hoặc cất trữ quá lâu trong tủ lạnh.
Tác dụng phụ với những thuốc theo toa: Những nghiên cứu về tỏi đã kết luận rằng: ăn tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp với một loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị HIV/AIDS". Vì thế, khi đang phải sử dụng thuốc theo toa, rất cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc có nên ăn tỏi không.
Gây dị ứng: Cũng như hầu hết với các thực phẩm khác, một số người có thể bị dị ứng hoặc cơ thể không dung nạp tỏi. Nếu bị dị ứng nhẹ, tỏi gây chứng ợ nóng, đầy hơi… Nếu nghiêm trọng hơn, chúng có thể đe dọa đến tính mạng.
Kích ứng da: Allicin, một hợp chất sinh ra khi giã tỏi sống, có thể gây kích ứng da rất mạnh (đỏ ửng, đau nhức, bỏng), nhất là làn da nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Kích ứng hệ tiêu hóa: Allicin trong tỏi cũng có thể gây kích ứng hoặc thậm chí gây tổn hại đến đường tiêu hóa. Do đó, chỉ nên ăn vừa phải, không nên lạm dụng ăn nhiều tỏi sống và nếu bị nghi ngờ hệ tiêu hóa bị kích ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bởi vậy những người dưới đây là không nên ăn tỏi:
Người bị bệnh về mắt: Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt và tổn thương gan. Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.
Với những bệnh nhân viêm gan, tỏi không có tác dụng trị bệnh, mà một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Người bị bệnh tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn.
Người bị bệnh thận: Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Người có sức đề kháng yếu: Theo kinh nghiệm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi.
Lưu ý khi sử dụng Tỏi
Cần thận trọng sử khi có thai và cho con bú, trẻ em chỉ sử dụng liều thấp.
Đưng bôi đắp ngoài da: nếu để Tỏi tiếp xúc trực tiếp trên da trong thời gian dài có thể gây bỏng.
Có thể gây chảy máu nếu người sử dụng có rối loạn yếu tố đông máu hay đang uống các loại thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.
Điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu dùng kết hợp Tỏi hoặc chế phẩm có Tỏi, vì bản thân Tỏi gây hạ huyết áp động mạch.
Không dùng Tỏi lúc dạ dày trống vì Tỏi kích thích niêm mạc dạ dày, dùng liều cao có thể gây viêm dạ dày.
Ngưng sử dụng Tỏ khi có chuẩn bị phẫu thuật.
Không uống cùng một lúc Tỏi với thuốc chống lao isoniazid, thuốc điều rị HIV, vì gây cản trở hấp thu các thuốc này vào cơ thể.
Thuốc ngừa thai: Tỏi làm giảm hiệu quả của viên thuốc chứa estrogen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét