Xây dựng sức đề kháng
cho trẻ là việc vô cùng quan trọng để trẻ có sức khỏe tốt đồng thời hạn chế
được bệnh tật ở trẻ. Để nâng cao sức đề kháng ở trẻ bên cạnh việc cho trẻ ăn
đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn cũng cần nên tập cho trẻ một thói quen sinh hoạt
tốt
Thói quen sinh hoạt lành mạnh
– Thường xuyên vuốt ve
trẻ .Viêc vuốt vẻ trẻ sẽ cải thiện được khả năng tuần hoàn máu, nâng cao được
khả năng miễn dịch ,giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt khóc và ngủ ngon hơn.
–
Cho trẻ uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước giúp trẻ sạch ruột và tiêu hóa
tốt hơn.
–
Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh. Khi đó sẽ sẽ có sức đề
kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã làm quen với các tác nhân gây hại bên ngoài
nếu có.
–
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Việc này giúp cho trẻ tránh được các vi khuẩn xâm nhập
vào cơ thể bé. Hãy tập cho bé thói quen tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn
và sau khi đi vệ sinh ,..
–
Nên cho trẻ đi ngủ sớm và thức đúng giờ tập thể dục
–
Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh: Hệ thống miễn dịch của cơ thê quen với
một số vi khuẩn để trẻ khỏi mắc bệnh. Việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ
làm cơ thể trẻ phụ thuộc vào thuốc. Điều này sẽ làm cho cơ thể trẻ không thể
chống lại vi khuẩn của môi trường xung quanh.
Nắm
rõ thông tin về các loại bệnh dịch
Một
trong những cách giúp bé tăng sức đề
kháng là nắm rõ những thông tin về các loại bệnh
dịch. Bệnh dịch thường bùng phát theo mùa. Chính vì thế bạn cần theo dõi
và nắm rõ tình hình dịch bệnh. Đồng thời cũng cần có đầy đủ thông tin về bệnh
cũng như cách nhận biết và xử lí bệnh. Một số bệnh bùng phát theo mùa sau :
–
Mùa hè: Tiêu chảy cấp ,viêm đường hô hấp, tay chân miệng, mắt đỏ,..
–
Mùa thu: cảm cúm, sốt phát ban, tiêu chảy cấp,…
–
Mùa đông xuân: sởi, thủy đậu, cúm A/H5N1
Các
loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng
–
Óc chó : có chứa nhiều omega-3 giúp cơ thể chống lại đau ốm, giảm một số bệnh
nhiễm trùng hô hấp ở trẻ.
–
Rau và trái cây: Nên lựa chọn loại có chứa nhiều Vitamin C như : cam, quýt, dâu
tây, bông cải, khoai lang,…Hàm lượng vitamin C sẽ giúp trẻ chống lại cảm lạnh
và cúm .
–
Thịt nạc: giúp cho cơ thể trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, trong thịt nạc có
một loại protein giúp duy trì sức khỏe, và một loại kẽm giúp tế bào bạch cầu
chống nhiễm khuẩn.
Phòng
bệnh hơn là chữa bệnh
Cần
nắm rõ lịch tiêm chủng ở trẻ và đưa trẻ di tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh nguy
hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch cầu, uốn ván, ho gà,…Trong thời gian
dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng không nên đưa trẻ đến nơi công cộng có quá nhiều
người hoặc tiếp xúc với các trung gian truyền bệnh .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét