Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Một vài tác dụng chữa bệnh của quả cau



Hoa, quả, thậm chí cả rễ của cây cau đều có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt, từ ho, dạ dày, khó tiêu, chán ăn, hen suyễn đến cả …cường dương.
Đa số chúng ta chỉ biết đến cau như một sản phẩm của đời sống tín ngưỡng và văn hóa, tuy nhiên cau còn là một vị thuốc Đông y với khả năng chữa bệnh hiệu quả không ngờ và hiệu quả.
Hoa cau
Trong Đông Y, hoa cau có vị ngọt, tính mát, bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí.
Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, hoa cau có chứa vitamin A, C và chất xơ, do đó, cơ sở về việc hoa cau trị bệnh càng được chắc chắn.
Bổ tì, trị đầy bụng, khó tiêu: 4 lạng hoa cau cắt thành đoạn nhỏ, nỏ cuống, ngâm với nước muối, vớt ra để ráo. Lấy 2.5 lạng sườn chặt miếng, trần nước sôi, để ráo.
Cho sườn và hoa cau vào nồi cùng 4 bát nước, đun to lửa cho đến khi sôi, vặn lửa nhỏ để chừng 30 phút, nêm muối cho vừa ăn.
Trị ho, đau tức ngực, tê đau khớp: 1 lạng hoa cau, hầm cùng thịt lợn, ăn như thức ăn bình thường.
Chữa chứng hen suyễn kết đờm: Lấy tủa cau rũ ở đầu buồng cau, đốt tồn tính rồi tán nhỏ. Mỗi lần lấy từ 4-8gam trộn với cháo trắng để ăn.
Dùng hạt cau trị giun sán, chướng bụng, tiểu tiện không thông
Trong hạt cau có tanin, alcaloid, hạt cau vị đắng chát, có tác dụng trị sán, lỵ trực khuẩn.
Một liều thuốc trị sán: Dùng 4 – 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán rồi uống.
Trị chứng khó tiêu, chướng bụng, chán ăn: Lấy 10g hạt cau, 10g sơn tra sắc lấy nước uống.
Trị chứng phụ nữ sau đẻ tiểu tiện không thông: Lấy hạt cau già, hạt vông vang, hoạt thạch, hoa đào. Các vị lấy lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 8g hỗn hợp trên, pha với rượu.
 Dùng rễ cau có tác dụng cường dương
Sử dụng rễ trắng của cau, loại rễ non sẽ có tác dụng cường dương sinh tinh. Vị thuốc này tuy quen thuộc nhưng không phổ biến bởi rất ít người biết đến
Bạn phải dùng rễ trắng của cây cau mới có tác dụng. Lấy 40-60g rễ trắng của cây cau, sao vàng rồi sắc uống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét