Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất
mảnh, lá mọc so le - thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Thành
phần chính của rau má bao gồm: Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids,
flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus,
potassium, zinc và các loại vitamin B1, B2, B3, C, K.
Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau,
rau má giúp duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng
hạ huyết áp. Nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức
khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực vì rau má có tác dụng sát trùng giải độc, thanh
nhiệt lương huyết). Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có nhiều sinh
tố, khoáng chất, những chất chống ôxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện
trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh
về da.
Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được
dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các
chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, chàm hay
vảy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu. Trong đông y, rau má thường được phối
hợp với đậu đen hoặc mè đen chế làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc
người ốm mới dậy.
Đối với da, nhiều công trình nghiên
cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt
các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết,
giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiện nay, rau má được sử dụng rất
đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mỡ để điều trị tất cả các
chứng bệnh về da như vết phỏng, vết thương do chấn thương, giải phẫu, cấy ghép
da, vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vảy nến…
Nước cốt rau má có
thể dùng làm mặt nạ giúp bạn duy trì sự tươi trẻ cho làn da, tái tạo và làm da
trở nên săn chắc. Tinh chất trong rau má còn giúp thúc đẩy sự cân bằng của
collagen dưới da, giúp các tổn thương ở da kháng viêm và mau liền sẹo. Nghiên
cứu khoa học cho thất chất triterpenoids có trong rau má giúp các vết thương
lành rất nhanh, thúc đẩy quá trình chống ô-xy hóa và tăng tuần hoàn máu. Nhờ
vậy, rau má được ứng dụng làm bài thuốc trong tây y lẫn đông y để trị thương,
chữa các vết bỏng và ngăn ngừa sẹo cũng như giảm các vết rạn da.
Các nhà thảo mộc học còn cho rằng rau
má chứa nhân tố trường thọ gọi là “vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng
cho não, các tuyến nội tiết; đồng thời xác nhận nước chiết từ rau má giúp cải
thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da. Trên thực tế, rau má tác động lên hệ
thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung tư
tưởng, giúp cải thiện trí nhớ người già.
Người ta cho rằng dịch chiết rau má
có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ những dẫn xuất của chất asiaticoside có
khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid. Đối
với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần
hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia
tăng tính đàn hồi của mạch máu.
Với những người bị mẩn ngứa (nổi mề
đay), có thể lấy khoảng 50 g rau má tươi, rửa sạch, giã dập, hãm với nước sôi
200 ml như hãm chè tươi, uống trong ngày. Tuy nhiên, rau má có tính lạnh nên
những người có chứng đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét