Quả khế chứa dồi dào vitamin C, vitamin A và các khoáng
chất khác nên rất thích hợp cho việc làm thức uống giải khát và bồi bổ sức
khỏe.Theo
nghiên cứu, ăn một quả khế mỗi ngày sẽ cung cấp 1/3 lượng vitammin C cần thiết
cho cơ thể.
Loại trái này còn có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm
đau, hạ sốt. Đặc biệt trong mùa hè, uống nước ép khế giúp giải khát tốt đồng
thời chữa sưng lợi, hết lở miệng.
Hầu
hết các bộ phận của cây khế đều được sử dụng làm thuốc
Rễ
được dùng làm thuốc sáp tinh, chỉ huyết, chỉ thống để trị di tinh, chảy máu
mũi, đau đầu mãn tính, tê đau khớp xương.
Cành
lá được dùng làm thuốc khư phong lợi thấp, tiêu thũng chỉ thống, để trị cảm mạo
do phong nhiệt, viêm dạ dày - ruột cấp tính, tiểu tiện bất lợi, sản hậu phù
thũng, đòn ngã tê đau, mụn nhọt...
Hoa có
thể làm thuốc thanh nhiệt trị nóng, lạnh đan xen nhau. Quả được dùng làm thuốc
sinh tân chỉ khát, trị ho do phong nhiệt, đau họng, bệnh lỵ…
Ngoài
ra, trong dân gian còn biết đến công dụng trị cảm sốt, ngộ độc bằng cách uống
nhiều nước khế ép, chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn của loại quả này.
Ăn khế
bị ê răng, nhai một nắm lá khế là hết. Lá khế sao thơm sắc uống chữa sốt nóng,
cảm nắng, giúp lợi tiểu. Nếu bị ho khan, ho đàm, lấy hoa khế tẩm rượu gừng sao
thơm sắc uống.
Với
trẻ em lên sởi, dùng lá khế (và vỏ cây khế) sắc uống thúc sởi mọc đều, nấu nước
tắm để tiệt nọc sởi sau khi bay hết.
Một số bài thuốc hay:
Bị
sưng đau: Lấy lá khế tươi, giã nát đắp lên
vết thương. Nếu bị nổi mề đay, lấy lá khế tươi rang để xát lên sẽ làm cho các
vết mề đay lặn dần.
Ho
khan, có đàm: Lấy ít hoa khế, phơi cho héo,
tẩm nước gừng đặc rồi sao lên cho vào lọ thủy tinh để dành. Mỗi ngày lấy một ít
hoa khế đã sao pha với nước nóng uống.
Cảm
nắng: 20 g lá khế tươi và 10 g lá chanh cho vào
cối giã nát, lọc lấy nước cốt uống.
Đau bụng, tiêu chảy: Ăn quả khế
ngâm với đường sẽ giúp giảm triệu chứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét