Cây tre chẳng xa lạ gì với người Việt
nhưng ít ai biết rằng, chúng còn là vị thuốc quý chữa bệnh. Nhiều bệnh nhân đã
và đang truyền tai nhau về hiệu quả thần kỳ của lá tren trong việc đánh bật
những viên sỏi thận cứng đầu.
Cách chữa sỏi thận bằng lá tre
Bộ phận dùng làm thuốc của cây tre là
lá tre, hay còn gọi là trúc diệp (chú ý phân biệt với vị thuốc đạm trúc diệp -
rễ của cây đạm trúc diệp). Từ thời xa xưa, lá tre đã được ứng dụng làm thuốc.
Theo Đông Y, lá tre có vị ngọt nhạt,
tính lạnh, hơi cay, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng chữa rất nhiều bệnh.
Đối với sỏi thận chỉ cần uống nước lá tre hằng ngày, sỏi sẽ dần dần tan ra và
đào thải theo đường nước tiểu.
Người bệnh cũng cần chú ý, trong quá
trình uống nước lá tre hằng ngày, sẽ thấy bụng dễ chịu hơn nhưng khoảng hơn 1
tháng sau đó, có thể sẽ bị 1 cơn đau dữ dội, kèm theo nôn. Đây là sự vận động
của các viên sỏi. Nếu đau quá, người bệnh có thể sử dụng 1 số loại thuốc giãn
đường tiết niệu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ 1 lúc sau, sỏi sẽ được đào thải ra
ngoài theo đường tiểu.
Phương pháp này khá đơn giản và được
nhiều người áp dụng thành công, tuy nhiên tùy thuộc vào kích cỡ sỏi mà thời
gian chữa bệnh nhanh hay chậm. Đôi khi có những viên sỏi quá to, dùng nước lá
tre khoảng 2 tháng mà sỏi vẫn không đào thải ra được thì người bệnh cần tìm
kiếm những giải pháp chữa bệnh khác.
Một số bài thuốc khác từ cây tre:
Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm
khẩu: Gừng
sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hoà với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống
dần.
Chữa ho khan: Dùng lá tre 12g, rau má 12g, vỏ rễ
dâu 12g, quả dành dành (sao vàng) 8g), lá chanh 8g, cam thảo 6g; nước 700-800ml
, sắc còn 250-300ml, chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào
phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa,
rêu lưỡi vàng mỏng.
Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi
hộp: Dùng
trúc nhự 16g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa nấc (do nhiệt): Dùng lá tre 20g, tinh tre 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, gạo tẻ
(rang vàng) 20g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước
800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận
khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt - kèm theo các triệu chứng
người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết ...
Không dùng cho chứng nấc do hàn.
Chữa miệng lưỡi lở loét: Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc
thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Bài thuốc có tác
dụng "thanh tâm trừ phiền", dùng trong trường hợp Tâm kinh thực
nhiệt, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện vàng sẻn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét