Là cây thảo có lá ôm vào thân, xẻ lông
chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách
lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm.
Cải cúc được nhân dân trồng và sử dụng
quen thuộc để làm rau ăn. Ngoài được sử dụng như một loại rau giúp khai vị làm
ăn ngon, cải cúc còn là vị thuốc giúp tiêu hóa, trừ đờm, tán phong chữa bệnh do
giá lạnh.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, dùng tươi
hoặc đã làm khô trong mát (không phơi nắng vì làm mất tinh dầu thơm).
Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt,
hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát có tác dụng chữa ho, đau đầu, giải cảm...
Cháo
giải cảm cúm (đau họng, ho, sốt): Rau cải cúc tươi
150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để
5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa
đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.
Chữa
ho dai dẳng: Rau cải cúc tươi 100-150g, phổi lợn
200g. Nấu canh đủ 1 bát to để ăn với cơm, ăn khi canh còn nóng, ngày ăn một lần,
mỗi liệu trình ăn liền 3 - 4 ngày. (Cách nấu canh: Phổi lợn thái nhỏ, ướp
với gừng và gia vị vừa đủ đem xào chín, cho nước vào đun sôi mới cho rau cải
cúc, khi rau chín nhấc ra ngay).
Trị
chứng đau đầu khi trời lạnh: Cải cúc khô 10-15g, đem sắc với 3
bát nước còn một bát. Ngày uống 2 lần, uống vào buổi sáng và tối, uống sau bữa
ăn. Uống liên tục trong 5 - 7 ngày.
Hoặc
dùng một nắm lá cải cúc tươi hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái
dương vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi thấy đau đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét