Cây lá giang là một loại cây được thấy phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là ở
vùng miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long. Nó thường mọc hoang ven kênh rạch,
trong vườn cây. Cây lá giang nó thường phát triển sống trùm lên thân cây khác
và cũng dễ phát tán. Thân cây lá giang là loại dây leo dài 1,5 đến 4m nhẵn và
có ít nhựa mủ trắng. Rễ của nó có nhiều cấp mọc sâu trên đất ẩm. Lá giang có
hình trứng màu xanh lục và mọc đối 5-8 cm rộng 3-5 cm, khi ngắt lá có chảy ra
nhựa màu trắng sữa.
Theo Đông
y thì cây lá giang còn được biết đến như một loại thảo dược được dùng trong các
bài thuốc trị bệnh, bộ phận dùng làm thuốc là thân, rễ và lá.
Chữa viêm đường tiết niệu
Theo Đông
y thì thân và lá cây lá giang có tác dụng trong việc chữa viêm đường tiết niệu.
Lấy 100-200g thân hoặc lá giang sắc lên để uống, nên uống liên tục trong vòng
15 này để phát huy tác dụng. Ngoài ra bạn có thể thay trà hàng ngày bằng việc
uống nước hãm từ thân cây lá giang. Mỗi ngày bạn lấy 10-20g thân lá giang để
hãm thành trà.
Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy
Bài thuốc
chữa ăn không tiêu, đầy bụng trướng hơi sử dụng nguyên liệu từ lá giang vô cũng
hiệu quả và đơn giản. Chỉ cần dùng từ 3-5 ngày nước sắc từ 30-50g lá giang là
đã có tác dụng rõ rệt.
Chữa viêm bàng quang bằng canh gà lá giang
Chúng ta
đã từng được ăn món ngon tuyệt vời là canh gà lá giang nhưng cũng ít ai khi
thưởng thức nó lại có thể biết món này còn có tác dụng như một bài thuốc. Canh
gà lá giang được Đông y lưu truyền như một phương thuốc giúp thanh nhiệt giải
độc trong các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tí, sản hậu băng
huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ, xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể…
Cách nấu
thịt gà lá giang: Gà 600g, lá giang 100g, gia vị vừa đủ. Gà rửa sạch, để ráo
chặt miếng; lá giang bánh tẻ rửa sạch. Cho thịt gà cùng 1 lít nước, đun sôi,
vớt bọt, thêm mắm và gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho lá giang đã vò
nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm vừa ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét