Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Tác dụng của bì lợn



Bì lợn – thứ tưởng chừng như không hay được dùng đến, lại có khá nhiều tác dụng với sức khỏe.

Theo Đông y, bì lợn vị ngọt, mặn, tính bình. Có công dụng bổ huyết, thông sữa, mịn da. Bì lợn có tác dụng tốt với âm khí, giải nhiệt và hỗ trợ hô hấp hiệu quả. Bên cạnh đó, bì lợn còn có một tác dụng quan trọng công dụng lớn đến sức khỏe sinh lý, giúp tăng cảm giác ham muốn.

Các nhà khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng những người ăn bì lợn thường xuyên có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư hiệu quả.

Bởi vì bì lợn có chứa một lượng lớn collagen, có thể làm chậm sự lão hóa của các tế bào cơ thể. Đặc biệt là những người bị nhiệt, xuất hiện đau họng, sốt tắc mạch.

Ngoài ra, bì lợn giúp điều trị các chứng bệnh khó chịu như đau họng, thiếu máu và một số bệnh về rối loạn chảy máu, bổ máu, giúp nhanh cầm máu.

Một vài công dụng khác của bì lợn

Chữa thiếu máu do mất máu: Bì lợn 20gr, rượu gạo 1 ít đun nhỏ lửa ninh nhừ thì cho ít đường hoa mai.

Chè bì lợn hồng táo: Bì lợn 500gr lấy chỗ lông mềm cạo sạch lông. Rửa sạch cho vào nồi đổ nước lượng vừa đủ, ninh kỹ thành keo đặc, cho hồng táo 250gr (bỏ hạt) vào đun nhỏ lửa, cho đường phèn vào quấy đều. Chè sánh keo, nước trong vị ngọt. Có tác dụng bổ khí sinh huyết. Dùng cho người hay bị chảy máu cam, máu lợi.

Đu đủ xanh hầm da lợn: Trị đại tràng tính nhiệt (đầy nóng), táo bón, bụng đau đầy hơi, ăn uống không được, người bứt rứt khó chịu.

Đu đủ xanh: 300gr; Da lợn: 200gr; Gia vị vừa đủ.

Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. 
Da lợn cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da lợn khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu thấy khó ăn thiếu chất ngọt thì có thể thêm một ít xương sống lợn  hầm chung. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét