Theo Đông
y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang,
có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện,
làm ra mồ hôi, giải độc.
Thường dùng
trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể nóng nực, ngực bụng
nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu trường không thông lợi và
ngộ độc rượu.
Dưới
đây là một số công dụng của sắn dây:
Chữa chứng nôn khan: Người bị nôn khan, trong ruột cồn cào
bào bọt rất khó chịu. Giã lấy một bát nước sắn tươi uống cho dễ chịu.
Chứng đổ máu mũi: Người lớn hoặc trẻ con bị đổ máu mũi,
nóng ruột, xót ruột. Lấy củ sắn dây tươi phơi sạch giã vắt lấy một bát nước pha
với đường cho uống; nếu không có sắn tươi thì lấy bột sắn tốt pha với đường và
nướ lọc cho uống cũng được. nếu có củ sen thì có thể lấy thêm củ sen cho vào
lẫn với sắn tươi để giã vắt lấy nước lại càng tốt.
Chữa lưng đau nóng sốt: Lấy củ sắn dây tươi gọt vỏ rủa sạch
nhai nuốt nước bỏ bã. Thấy đỡ đau lưng thì thôi.
Chữa chứng uốn ván: Vết thương ra nhiều máu bị nhiễm độc,
sưng tấy, lên cơn sốt cao, lưng gáy bị cứng đờ. Lấy củ sắn dây tươi giã vắt láy
một bát nước. Hoặc lấy 200g củ sắn khô đun lấy một bát nước, cho uống làm hai
lần.
Nếu
người bệnh bị cắn răng chặt thì lấy múi chanh hoặc quả mơ, quá khế chua xát vào
chan răng cho mềm ra, rồi cậy răng để đổ cho uống. Sau đó lấy một khúc trên non
nướng chín vỏ lau sạch vắt lấy nước độ một chén con cho uống thêm.
Phòng dịch vàng da: Khi thấy quanh vùng mình ở có nhiều
người bị sốt vàng da. Nên lấy củ sắn dây giã vắt lấy một bát nước, lại lấy một
chén nước đậu xanh ngâm cùng hòa cho uống để phòng bệnh để khỏi bị lây lan.
Phòng sốt rét ngã nước: Khi
đi tới vùng rừng núi có nhiều nơi ẩm ướt mây mù. Nên uống một chén nước củ sắn
dây để đề phòng mắc bệnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét