Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Ngăn ngừa bệnh trĩ với quả hồng



Quả hồng chín chứa nhiều chất xơ gấp 2 lần so với các trái cây khác, nó giàu chất chống oxy hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, canxi, magie tuyệt vời.


Theo Đông y, hồng có vị chát, tính bình, thông kinh mạch phổi, tì (lá nách), thận, đại tràng; có tác dụng thanh nhiệt… nên có thể giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ gây ra.
Quả hồng vàng chứa chất tanin có chức năng điều tiết chuyển động của đường ruột, qua đó hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu.
Không chỉ vậy, quả hồng rất giàu chất xơ nên việc ăn hồng thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Quả hồng xanh giã nát, cho thêm nước đun sôi để nguội, nước uống này chữa tiêu chảy rất hiệu nghiệm.
Cách chữa bệnh trĩ từ trái hồng: hồng 3 trái, địa du 9 g, sắc uống, ngày 3 lần.
Thực hiện liên tục bài thuốc này sẽ cho bạn kết quả rõ rệt.
Ngoài ra còn một số bài thuốc chữa bệnh khác từ trái hồng:
Cao huyết áp: lá hồng 10 g, sắc uống thay nước trà, có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Hoặc hồng khô 5 trái cho 400 ml nước vào sắc lỏng, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục 15 – 20 ngày.
Chữa nấc, đầy bụng, khó tiêu: núm hồng phơi khô 8 g, đinh hương 8 g, gừng tươi 3 lát, sắc uống, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu chỉ để chữa nấc không, chỉ cần sắc riêng 8 – 10 chiếc núm hồng, chia uống nhiều lần trong ngày.
Chữa tiêu chảy, cao huyết áp: hồng xanh 2 trái xắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố, thêm 150 ml nước, xay nhỏ gạn nước uống ngày 1 – 2 lần. Trường hợp không có máy xay sinh tố, đem hồng giã nát, cho thêm nước vào vắt lấy nước uống, bỏ bã.
Chữa đi ngoài ra máu, táo bón: hồng khô 1 trái, mộc nhĩ 8 g, hai thứ đều xắt nhỏ, cho 300 ml nước vào nấu chín nhừ, ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
Ho có nhiều đờm: hồng khô 3 trái, cho 300 ml nước sắc còn 100 ml lấy ra cho thêm 50 ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét